Giới trẻKhácThiết kếXu hướng

5 bước để tìm lại đam mê thiết kế giữa “dòng đời nghiệt ngã”

Bạn đã bao giờ đánh mất niềm đam mê thiết kế của mình? Tôi từng có giai đoạn đánh mất niềm đam mê thiết kế một cách nghiêm trọng, tôi tự đặt câu hỏi liệu 10 năm qua mình làm việc có đáng không và có lẽ đã đến lúc nên thực hiện ước mơ thơ bé là trở thành một phi hành gia thật sự.

Nếu bạn đã và đang có những suy nghĩ như vậy thì bạn không cô đơn. Theo nghiên cứu của Trường Kinh doanh và Tài chính London, hơn một nửa số người có việc làm ở Anh nói rằng họ muốn làm một nghề nghiệp khác.

Tại Inktrap, công ty này thực sự tập trung vào việc đảm bảo tất cả nhân viên đều vui vẻ và hạnh phúc, môi trường làm việc ở đây rất vui vẻ vì họ biết rằng những người hạnh phúc hơn sẽ làm được nhiều và hiệu quả hơn những người không hạnh phúc .

Tại sao công việc thiết kế có nhiều áp lực?

Thiết kế là một lựa chọn công việc đòi hỏi sáng tạo, tất nhiên khi nó tốt thì thật tuyệt nhưng khi nó xấu, nó có thể rất tệ.

Thiết kế mang tính chủ quan vì công việc của các nhà thiết kế thường xoay quanh những người khác như quản lý dự án, khách hàng và thậm chí đồng nghiệp. Các vấn đề thường phát sinh khi chúng ta nhận những phản hồi chủ yếu là tiêu cực.

Trong vai trò thiết kế, chúng ta phải liên tục theo dõi những phản hồi bên ngoài từ khách hàng, từ cấp trên và những người có vị trí cao trong ngành thiết kế. Đương nhiên, nếu không nhận được phản hồi tích cực hoặc được chấp nhận, chúng ta bắt đầu cảm thấy giá trị công việc và giá trị bản thân bắt đầu giảm dần. Niềm đam mê có lẽ bắt đầu suy giảm từ đây.

Tại sao nhiều dự án phụ sẽ không hiệu quả?

Nếu đã mất niềm tin yêu vào thiết kế và bắt đầu dành thời gian nghiên cứu cách tìm lại chúng, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một khối thông tin về việc tham gia nhiều dự án phụ hơn, đi đến triển lãm, gặp gỡ thiết kế, v.v.

Tuy nhiên, những phương pháp này có thể giúp khi bạn đang có cảm hứng thiết kế dâng trào, nhưng nếu thực sự đặt câu hỏi liệu có thể làm nghề này nữa không thì càng làm những công việc này lại càng khiến bạn không hài lòng.

Các dự án phụ rất tuyệt vời để cải thiện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm khi trình bày những gì đã thực hiện với người khác. Nhưng nếu đang tìm cách khơi dậy niềm đam mê thiết kế bằng những cách ép buộc bản thân như thiết kế nhiều hơn cho đến khi bắt đầu yêu thích lạithì đó thực sự không phải là cách tiếp cận tốt nhất cho sức khỏe tinh thần. Bạn sẽ kiệt sức, suy nhược thần kinh thậm chí tồi tệ hơn khi mới bắt đầu vào nghề. Cảm giác thay đổi nghề nghiệp phát sinh từ suy nghĩ tiêu cực, là do cảm xúc cá nhân ảnh hưởng nhiều hơn, vì vậy bạn có thể cần phải suy nghĩ thật sự nghiêm túc trước khi thay đổi công việc.

Tại sao sự sa thải có thể giết chết đam mê của một người ?

Như đã đề cập, ai cũng đều mong muốn được nhận những phản hồi có giá trị. Do đó, nếu bạn đã từng bị sa thải thì không thể tránh khỏi tổn thương lòng tự trọng của mình.

Đối với các nhà thiết kế và những người trong ngành công nghiệp sáng tạo, điều này có thể nghiền nát bạn vì giá trị bản thân có thể gắn liền với sự nghiệp. Vì công việc và lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến mức độ uy tín của chúng ta, khi bị sa thải, uy tín cũng có thể bị mất.

Khi bị cắt giảm nhân sự, bạn sẽ có cảm giác dằn vặt bản thân cũng như cảm thấy xấu hổ hoặc tức giận và thất vọng.

Theo Harvard Business Review, thất nghiệp có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, ngay cả khi chúng ta đã tìm được việc làm mới một lần nữa.

Những gì chúng ta có thể làm để vượt qua

Hãy tìm thông tin trước khi làm việc. Hạnh phúc trong công việc sẽ dần đến sau khi bạn tập trung vào công việc, nếu đi tìm kiếm hạnh phúc từ công việc trước rồi tìm hiểu về chi tiết thì hiệu quả có thể bị giảm đi. Khi cảm thấy công việc thuận lợi hoặc hài lòng với ngành thiết kế đang theo làm, đó cũng là lúc bạn tìm thấy hạnh phúc.

1. Hãy chú ý đến những gì làm bạn cảm thấy hạnh phúc hoặc hài lòng trong công việc

Tất cả chúng ta sẽ có những ngày chỉ mới ngồi xuống làm việc, khi nhìn vào đồng hồ và nhận ra 4 giờ đã nhanh chóng trôi qua và tới giờ ăn trưa.

Đây là công việc trong trạng thái trôi chảy. Khi quá mải mê với công việc, thời gian trôi qua thật dễ dàng và chúng ta cảm thấy mình đang tiến bộ thực sự.

Mặc dù loại công việc này không khiến bạn hạnh phúc, nhưng có thể khiến bạn thấy hài lòng.

Trong tuần tới, hãy cố gắng ghi chú và theo dõi tất cả những lần bạn thấy hài lòng hoặc hạnh phúc. Có thể là lúc thảo luận một phần công việc với đồng nghiệp hoặc dành cả ngày để thử nghiệm phần mềm thiết kế mới.

Vào cuối tuần, hãy thử và xem liệu có chủ đề hoặc nhiệm vụ trong công việc nào mà bạn thật sự thích thú khi thực hiện. Các nhiệm vụ trong công việc dễ dàng đưa ta vào guồng, nhưng hiếm khi khiến ta chú ý và bỏ qua tầm quan trọng của chúng trong việc khiến mình cảm thấy hài lòng.

2. Ngừng tìm kiếm định hướng từ bên ngoài

Như đã đề cập trước đó, vai trò của nhà thiết kế rất chủ quan do đó công việc có thành công hay không phụ thuộc vào sự kết nối của chúng ta với người khác. Tất nhiên, không có gì lạ khi bạn tìm đến những người khác để xin lời khuyên, đặc biệt là những người thành công trong ngành, và khi nhận được lời khuyên từ những người đó thì thật tuyệt vời.

Việc định hướng có thể là điều bạn không nhận thức được vì nó hình thành trong tiềm thức. Nhưng bất kể bạn có biết hay không, nó đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự sáng tạo và lòng tự trọng của bạn.

Bằng mọi cách, bạn sẽ cần sự định hướng từ khách hàng cho các thiết kế của mình nhưng điều này không có nghĩa là bạn nên tìm đến họ để được định hướng thiết kế. Hãy nhớ khách hàng hoặc cấp trên thuê bạn vì chuyên môn của bạn.

Nhiều khách hàng của chúng ta không có chuyên môn thiết kế, họ có ý tưởng cho sản phẩm nhưng không biết làm thế nào để thực hiện nó. Nếu dành quá nhiều thời gian để hỏi khách hàng nghĩ gì hoặc tìm kiếm định hướng từ những khách hàng đó, họ có thể cảm thấy ổn khi bản thân được đưa ra mọi quyết định cho dù đó là font chữ mới hay các tính năng mà họ thấy phù hợp, nhưng bạn nên là người đưa ra những đề nghị này. Bạn là người đã dành nhiều năm để rèn luyện các kỹ năng và khả năng của mình, vì vậy hãy tự tin bảo vệ điều đó.

Tự tin vào công việc và khả năng của mình sẽ giúp bạn dễ dàng hạnh phúc. Nếu luôn tự tin khi tạo ra sản phẩm, vậy tại sao thiết kế của bạn không thể giải quyết vấn đề của khách hàng. Nếu đang làm việc chỉ vì bạn nghĩ rằng khách hàng có thể thích nó, việc bảo vệ sản phẩm đó sau này sẽ trở nên vô cùng khó khăn khi họ yêu cầu sửa đổi lần thứ 10.

3. Lòng biết ơn

Áp lực công việc với thời gian hạn chế, khi chỉ có vài giờ để thực hiện và một cơ số phản hồi của khách hàng, điều đó sẽ khiến bạn gặp phải những cảm xúc tiêu cực. Nếu dành phần lớn thời gian làm việc với trạng thái thất vọng thì bạn cũng sẽ thấy chán nản trong hầu hết thời gian làm việc.

Bạn có thể giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực bằng cách tìm những điều chân thật mà bạn biết ơn, điều này được gọi đơn giản là thực hành lòng biết ơn.

Thực hành lòng biết ơn đã được nhiều người thực hiện trong vài năm qua, và nó ngày càng phổ biến. Bằng cách chỉ dành hai tuần để viết một danh sách hàng ngày về ba điều bạn biết ơn, bạn sẽ được gia tăng sự hài lòng trong cuộc sống, giảm lo lắng và cải thiện cơ thể, chúng có thể mang đến những lợi ích bất ngờ kéo dài đến sáu tháng.

Đây là những kết quả tuyệt vời trong một khoảng thời gian ngắn, chúng thật sự đáng giá khi bạn dành một vài phút mỗi ngày để nhận thấy sự cải thiện trong thái độ làm việc cũng như sức khỏe bản thân.

4. Làm những điều giúp bạn hạnh phúc nhiều hơn

Ngành thiết kế có thể là một ngành thú vị và tuyệt vời cho đến khi nó không thuận buồm xuôi gió, vì vậy, lời khuyên là nên làm những việc khác mà bạn thích, đặc biệt là khi đang cân nhắc có lẽ nghề nghiệp này không dành cho bạn.

Nếu bạn thực sự thích đi dạo trong công viên, hãy làm nhiều hơn thế. Nếu cảm thấy tốt khi mua một sản phẩm vinyl mới, thì, bằng mọi cách, hãy làm điều đó thật nhiều. Nếu bạn cảm thấy các lĩnh vực khác trong cuộc sống mang lại cho bạn niềm vui và sự thỏa mãn thì tự nhiên điều này sẽ tác động tốt đến công việc chính của bạn.

Điều này không chỉ làm tâm trạng chung của bạn tốt lên, dành thời gian thực hiện các công việc không liên quan đến thiết kế sẽ giúp bạn càng có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, trở thành một nhà thiết kế sáng tạo khi bạn có thể hiểu được nhiều ngành nghề khác nhau…

5. Thay đổi môi trường

Nếu đã thử tất cả những điều trên và vẫn không tìm thấy niềm đam mê của mình, đã đến lúc thay đổi chỗ làm việc.

Đôi khi, môi trường tiêu cực có thể khiến chúng ta muốn chuyển luôn ngành nghề. Nhưng hãy xem xét điều này, tưởng tượng công việc hoàn hảo của bạn sẽ là gì. Đó có phải là một nhóm lớn hơn để cùng làm việc? Hay một người quản lý khác, một người có tổ chức hơn? Hay bạn muốn tự do hơn để làm nhiều công việc?

Dành thời gian để suy nghĩ về hoàn cảnh nào khiến bạn khơi dậy tình yêu thiết kế trong bạn một lần nữa.

Nếu không thể tưởng tượng ra một vai trò hoặc tình huống khiến bạn hơi phấn khích thì có lẽ bạn nên bắt đầu nghĩ đến một lựa chọn nghề nghiệp khác, đã đến lúc phải xem xét thay đổi nghề nghiệp một cách nghiêm túc.

Hãy nhớ rằng bạn được phép thay đổi suy nghĩ của mình, chỉ vì bạn đã là một nhà thiết kế trong 10 năm không có nghĩa là bạn không thể làm gì khác. Chúng tôi đã dành khoảng 50 năm làm việc, do đó, bạn không cần phải đưa ra quyết định chắc chắn, bạn luôn có thể thử nghiệm một cái gì đó sau đó quay lại thiết kế nếu bạn muốn.

Nguồn: idesign

Chủ đề liên quan
Xem thêm
Back to top button
Close