After effectKhácKỹ năng cho dân mediaPremiereSản xuất phimThủ thuậtXu hướng

Học làm video: những điều cơ bản cần biết khi hậu kì

Bạn có những thước quay du lịch tuyệt đẹp, hay bạn mới quay một bộ phim ngắn, giờ là lúc chúng ta đến với phần còn lại của “cuộc chiến”: hậu kỳ. Cũng như khi quay, bước hậu kì yêu cầu sự kết hợp của cả sáng tạo và kĩ năng sử dụng công cụ. Trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra một vài tips giúp cho quá trình làm video của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Chọn phần mềm phù hợp

Bước đầu tiên để khởi động toàn bộ quá trình là chọn một phần mềm phù hợp với phong cách dựng của bạn. Hãy chọn dựa trên các tính năng và giao diện, bạn không nhất thiết phải dùng một phiên bản nâng cấp hay đời mới nhất đâu.

Các phần mềm được ưa thích có thể kể đến After Effects, Premiere, Avid Media Composer, Final Cut Pro, DaVinci Resolve, chúng đều có bản Lite được sử dụng miễn phí.

> Xem thêm: Top 10 phần mềm chỉnh sửa video

Sử dụng thiết bị có cấu hình đủ tốt

Đây là điều không-thể-bỏ-qua nếu bạn thực sự muốn làm video lâu dài. Mình đã có bài viết gợi ý lựa chọn máy tính theo nhu cầu, mức giá, đi kèm là cấu hình tương ứng (dựa theo khuyến nghị của hãng Adobe). Bạn có thể tham khảo tại đây nhé!

Tối ưu với các phím tắt

Bất kì phần mềm nào cũng có một bộ phím tắt tương ứng với các tính năng của chúng. Sử dụng phím tắt sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn bạn tưởng đấy. Ngoài ra bạn cũng có thể tự cài đặt các phím tắt riêng bên cạnh các phím tắt mặc định nữa nhé!

(Thậm chí họ còn bán cả bàn phím dành riêng cho việc chỉnh sửa video, với các icon của công cụ bên cạnh chữ luôn đó)

> Tham khảo: AE và những phím tắt không thể không biết

Chỉnh màu

Màu sắc gợi lên những cảm xúc nhất định và tạo cho người xem cảm nhận về từng cảnh quay. Có 2 thuật ngữ mà chúng ta cần phân biệt: color correction – hiệu chỉnh để các footage đồng màu trong các cảnh, và color grading – tạo một lớp màu khác biệt mới. Cả 2 công đoạn này đều quan trọng, một cái giúp video thêm chân thực, một cái lại giúp phân biệt các cảnh quay nhất định (như khi chúng ta hay dùng màu đơn sắc cho các cảnh trong hồi tưởng của nhân vật).

> Tham khảo: Hướng dẫn cài đặt Preset màu cho Premiere

Đừng quên chèn nhạc nữa nhé!

Đừng chỉ quan tâm đến mỗi hình ảnh, hãy chú ý đến cả âm nhạc nữa. Âm nhạc cũng là một cách để gợi lên cảm xúc cho mỗi khoảnh khắc cao trào trong video. Lựa chọn an toàn nhất là lấy từ một nguồn cung cấp nhạc miễn phí, tuy nhiên, nếu bạn đang tìm các bản ghi chất lượng cao thì chúng cũng đi kèm “cái giá phải trả” đó nha. Khi làm những dự án chuyên nghiệp, chi phí cho phần âm nhạc sẽ được tính luôn vào ngân sách sản xuất.

> Tham khảo: Ghép nhạc vào video trên máy tính

Thêm chữ hoặc/và một chút yếu tố đồ họa để video thêm sinh động

Tùy vào tính chất video của bạn, có thể bạn sẽ cần chèn thêm vào một vài phần text (ví dụ như mở/kết, credits,…)

Đối với các yếu tố đồ họa xuất hiện nhanh, bạn hoàn toàn có thể tạo ra bằng chính phần mềm bạn đang dùng để dựng. After Effects là một lựa chọn phổ biến cho việc làm đồ họa động (motion graphics)

Xuất video với chất lượng phù hợp

Sau khi quá trình dựng đã hoàn chỉnh, xu hướng tự nhiên của hầu hết người mới làm là xuất video với độ phân giải lớn nhất có thể. Đó sẽ là lựa chọn nếu bạn muốn chiếu video của mình ở rạp hoặc trên những màn hình ultra HD. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết chúng ta làm video để đăng tải lên các nền tảng online, nên chúng ta có thể chọn xuất với độ phân giải nhỏ hơn nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo. Mục tiêu ở đây là tạo ra những file có hình ảnh đủ nét mà không quá nặng cho việc xem trực tuyến.

Nếu bạn chưa rõ về các thông số, đừng lo, các trang lớn như Youtube, Facebook hay Vimeo đều có thông số khuyến nghị riêng:

Nguồn: Colorme

Xem thêm
Back to top button