Nhiếp ảnh

Hướng dẫn – những thiết lập máy ảnh dễ dàng cho nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố là một trong những kĩ năng rất khó để làm đúng kĩ thuật ngay lần đầu. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, sự kết hợp cả tay và mắt rất quan trọng, và dĩ nhiên, có một nỗi sợ khi chúng ta chụp ảnh mọi người trong những khoảnh khắc bất chợt mà không có sự cho phép của họ. Trong khi mọi chuyện có vẻ như bạn chỉ phải đợi tới những khoảnh khắc đẹp xảy ra và chộp lấy, nhưng thực tế rất khác như vậy.

Tuy nhiên, trớ trêu là mặc dù phương diện kĩ thuật ban đầu rất khó, cuối cùng bạn cũng sẽ quen nó như là bản năng thứ 2 và việc thật sự khó ở đây là kiếm được những khoảnh khắc thú vị và truyền cảm hứng. Những khoảnh khắc ấy không thường xảy ra nhiều, và khi chúng xảy ra bạn phải đủ nhanh để thấy và bắt lấy được. Do đó nếu bạn không nắm vững những quy tắc căn bản, sẽ rất khó để tiến tới bước kế tiếp.

Đây là cách tôi tiếp cận những thiết lập máy ảnh của tôi và sau đó tôi có thể quên hết chúng đi và chỉ chụp thôi.

Bước đầu tiên

Bước đầu tiên luôn luôn bao gồm ánh sáng. Bạn không thể nào hình dung cách thiết lập máy ảnh của bạn nếu bạn không hiểu được ánh sáng. Độ sáng mạnh thế nào? Có phải là một ngày đầy nắng hay đầy mây? Có phải buổi tối không? Có phải bạn đang ở New York nơi mà những tòa nhà cao tầng sẽ tạo ra bóng râm dù độ sáng có thế nào hay bạn đang ở những khu vực với những kiến trức nhỏ hơn?

Hãy tạo thói quen xem xét ánh sáng kỹ lưỡng khi bạn lần đầu ra ngoài chụp ảnh và nhớ luôn chú ý tới nó.

Một vài quyết định nhanh

Để bắt được khoảnh khắc chuyển động của mọi người, tôi thích sử dụng chế độ 1/250 giây như một con số mặc định cho tốc độ màn trập. Sử dụng con số đó hoặc nhanh hơn sẽ không tạo được motion blur. Bạn có thể chỉnh xuống 1/160 hay 1/125 vào hoàng hôn hay buổi tối đều ổn cả nếu bạn cần, nhưng chậm hơn bạn sẽ gặp phải hiện tượng motion blur (dĩ nhiên nếu bạn không muốn hiệu ứng này).

Đa phần, tôi thích sử dụng khẩu độ nhỏ (tạo độ sâu trường ảnh hơn) giữa f/8 và f/16 khi tôi có thể. Thỉnh thoảng tôi phải chụp ở f/2.8 tùy vào ánh sáng hoặc trong một vài trường hợp nào đó chụp ở mức này nhìn được nhưng tôi luôn luôn thích sử dụng khẩu độ nhỏ nhất có thể để đủ đảm bảo khung cảnh được sắc nét.

Với những cảnh chuyển động nhanh bạn sẽ thường lấy nét lộn một chút, và với độ sâu trường ảnh lớn, có nghĩa bức ảnh của bạn sẽ được cứu trong những trường hợp này. Thêm vào đó, thường có những quang cảnh có phần nền thú vị (khung cảnh có thể rất quan trọng cho nhiếp ảnh đường phố) hay nhiều đối tượng ở những độ sâu khác nhau. Với khẩu độ nhỏ, bạn sẽ ít phải lo lắng hơn về việc làm những đối tượng chụp này trở nên sắc nét.

Để có một tốc độ màn trập nhanh và khẩu độ nhỏ nếu ánh sáng không được mạnh lắm, bạn cần tăng ISO. Đừng sợ – độ nhiễu chấp nhận được cùng với việc bù trừ sáng nhiều nên tấm ảnh nhìn chung sẽ nét hơn Tôi đặc biệt sử dụng ISO 400-800 khi trời nắng, 800-1600 khi ánh sáng nhẹ hoặc hơi tối, và 1600-6400 vào hoàng hôn chuyển về đêm.

So sánh giữa Ưu tiên Khẩu độ, Ưu tiên Tốc độ và Chế độ chỉnh tay (Manual Mode)

Bước tiếp theo là chọn Ưu tiên Khẩu độ, Ưu tiên Tốc độ, hoặc Manual mode. Nếu bạn thấy thoải mái và thành thạo với những chế độ này, bạn có thể sử dụng chúng cho bất cứ trường hợp nào. Nhưng tôi nhận ra ích lợi khi chuyển đổi nhiều chế độ phụ thuộc vào tùy trường hợp.

Ưu tiên Khẩu độ

Khi ánh sáng mạnh trung bình, tôi luôn luôn sử dụng Ưu tiên Khẩu độ, lý do cho việc này là vì tôi muốn có thể cài đặt sẵn máy ảnh của tôi để quên đi những thiết lập khác. Bỏ qua những thiết lập này, bạn có thể tư do tận hưởng và tập trung vào bối cảnh.

Nếu ánh sáng khá cân bằng, bạn không cần phải lo lắng nhiều. Nhưng vào những ngày nắng, đặc biệt ở New York, sẽ có một sự tương phản khổng lồ giữa phần nắng của con đường và phần bóng râm. Do đó sẽ rất khó chịu để thay đổi những cài đặt mỗi lần bạn đi từ nơi này sang nơi khác.

Vậy điều mà tôi sẽ làm là đưa máy ảnh của mình về những mức cài đặt lý tưởng cho phần bóng râm của con đường. Điều này có nghĩa bạn thường thường cài đặt máy ảnh của mình ở mức f/8 hay f/11 (thỉnh thoảng f/5.6) và ISO 800 (bạn có thể điều chỉnh phụ thuộc vào độ tối của phần bóng râm thực sự thế nào). Điều này sẽ cho phép tốc độ màn trập đạt ít nhất 1/250 trong một giây trong bóng tối.

Sư cân bằng, thỏa hiệp là khi bạn đưa máy ảnh tới hướng mặt trời, ISO 800 sẽ cao hơn một chút khi bạn thường sử dụng trong trường hợp đó. Nhưng độ nhiễu nếu có tạm chấp nhận được, và cho phép bạn thích nghi với những tình huống ánh sáng khác nhau. Tốc độ màn trập của bạn sẽ trở thành thứ gì đó nhanh phát điên như độ 1/2500 hay giống vậy. Nhưng điều đó có nghĩa ít nhất những đổi tượng chụp của bạn sẽ trở nên cực sắc nét.

Ưu tiên Tốc độ

Vào những ngày ít nắng hay vào những lúc trời tối hơn như sáng sớm hay buổi chiều tối, tôi sẽ thiết lập máy ảnh ở chế độ Ưu tiên Tốc độ và tốc độ 1/250 (thỉnh thoảng 1/160 hay 1/125 vào ban đêm). Việc này sẽ đảm bảo những chuyển động được chụp một cách hoàn hảo và nét không như chụp ở chế độ Ưu tiên Khẩu độ, khi máy ảnh thỉnh thoảng sẽ xuống thấp hơn ngưỡng đó để nhận được đủ ánh sáng. Rất khó để luôn luôn tập trung vào nó. Sau đó tôi sẽ thiết lập ISO tương ứng từ 1600 tới 6400 tùy thuộc vài độ tối thế nào. Lý do cho việc này là để khiến khẩu độ nhỏ nhất có thể, mặc dù thậm chí vào ban đêm bạn thường phải chụp với độ mở ống kính lớn hơn.

Lý do tại sao tôi không chụp ở chế độ Ưu tiên Tốc độ vào những ngày nắng là do quá nhiều ánh sáng được thu vào máy ảnh nếu tôi đang chụp ở chế độ 1/250 hay thậm chí 1/500 và ISO 800 khi có ánh nắng mặt trời, khẩu độ của tôi cần là f/32. Ống kính của tôi không thể xuống nhỏ hơn f/16, nên điều này gây nên vấn đề và buộc tôi phải thay đổi những thiết lập khi tôi chuyển từ ánh nắng mặt trời qua bóng râm.

Manual Mode ( Chế độ chỉnh tay)

Nếu ánh sáng không thay đổi, hay nếu bạn rất giỏi sử dụng Manual mode, dĩ nhiễn bạn có thể sử dụng thiết lập này. Với ánh sáng cố định rất dễ để chọn sẵn những thiết lập và quên chúng đi. Tuy nhiên, nếu ánh sáng không quá tối tôi thường thích sử dụng chế độ Ưu tiên Khẩu độ hoặc Ưu tiên Tốc độ.

Thời gian mà tôi sẽ sử dụng Manual Mode là thường vào ban đêm. Đó là khi quá tối mà tôi cần chọn thiết lập tối thiểu để chụp được khung cảnh và khiến chúng sắc nét hơn, thường là ở tốc độ 1/125 và khẩu độ f/2, hay thỉnh thoảng ở trong nhà, nơi ánh sáng thường khá cố định. Ví dụ, trên tàu điện, tôi sẽ thường thường sử dụng Manual mode và chụp ở 1/250 và f/2.8. Manual mode là lựa chọn tuyệt vời khi nguồn sáng không thay đổi.

Tổng kết

Vậy hãy nghiên cứu vấn đề này, ra ngoài trong những tình huống ánh sáng khác nhau và thử qua những thiết lập khác nhau, và khiến chúng trở thành phản xạ. Một khi bạn làm được, bạn có thể quên hết nó đi và tập trung vào điều thực sự quan trọng – CHỤP ẢNH.

Chủ đề liên quan
Xem thêm
Back to top button
Close