Khác

Làm thế nào để quản lý thời gian học một cách hiệu quả?

Điều gì thật sự tách biệt những người làm việc năng suất cao với những người còn lại? Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt trong phương pháp quản lý thời gian giữa học sinh “Cổ Điển” và học sinh “Hiện Đại”, cũng như những sai lầm mà bạn đã có thể mắc phải trong việc quản lý thời gian.

1. KẾT QUẢ VỚI QUÁ TRÌNH

Điểm khác biệt cơ bản giữa học sinh Cổ Điển và học sinh Hiện Đại là sự chú ý của họ vào kết quả và quá trình. Khi những học sinh Cổ Điển bắt đầu học, họ đặt những mục tiêu như là “Mình cần phải hoàn thành bài tập này” hay “Mình cần ghi nhớ điều đó”, trong khi đó những học sinh Hiện Đại lại đặt mục tiêu rằng “Làm thế nào để tận dụng tối đa 15 phút tới” hay “Mình có thể làm gì để đạt năng suất cao nhất trong vòng 30 phút.”

Đây là lý do tại sao điều này lại quan trọng:

Nếu một học sinh Cổ Điển dành 1 tiếng đồng hồ để hoàn thành bài tập trong khi thật ra chỉ cần có 15 phút (bởi vì 45 phút kia dành để xem video về mèo), anh ấy vẫn sẽ thành công hoàn thiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu một học sinh Hiện Đại dành 30 phút để làm xong bài tập tương tự, anh ấy sẽ xem nó là một sự thất bại vì cho rằng mình đã lãng phí hơn một nửa thời gian. Hơn nữa, học sinh Hiện Đại sẽ chỉ ra cái sai và rút ra bài học kinh nghiệm cho những buổi học sau, dẫn đến sự tiến bộ vững vàng trong quá trình học.Vì vậy, trong giờ học tới, đừng nên liệt kê những gì bạn cần làm. Thay vào đó, hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có thể hoàn thành được công việc đến đâu trong khoảng thời gian đó, và làm thế nào để bạn có thể làm được điều đó.

2. ĐỘ DÀI PHIÊN HỌC

Học sinh Hiện Đại thường học trong thời gian ngắn với sự tập trung cao độ, bởi vì họ hiểu rõ khả năng của họ trong việc duy trì sự tập trung – năng lực này sẽ giảm dần sau gần 30 phút. Bằng cách đặt ra thời gian nghỉ ngắn giữa những lần học với sự tập trung cao độ, họ cho phép bản thân nạp năng lượng và xử lý thông tin bài học đã tiếp thu trong tiềm thức.


Cổ ĐiểnHiện Đại
Mô tảHọc trong những chu trình dài 1 tiếng hoặc hơn Học ngắt quãng trong 20 đến 30 phút
Ví dụ60 phút học10 phút nghỉ ngơi 50 phút họcĂn tối30 phút xem trước bài10 phút nghỉ ngơi30 phút họcĂn tối25 phút học5 phút nghỉ ngơi 20 phút xem lại bài 

Cả 2 kiểu học sinh đều dùng tổng cộng 120 phút (bao gồm học tập và nghỉ ngơi), nhưng học sinh Hiện Đại sẽ học một cách có tính khoa học hơn bằng cách nghỉ ngơi ít phút giữa giờ.

P/s: Điều này không có nghĩa là học sinh Hiện Đại chỉ học trong một khoảng thời gian ngắn. Thực tế là họ có thể học liên tục 4 tiếng đồng hồ mà không nghỉ ngơi khi họ đặc biệt tập trung vào bài học của mình. Tuy nhiên, họ nhạy cảm hơn nhiều với khả năng tập trung của mình, một khi họ nhận thấy dấu hiệu độ tập trung giảm sút, họ sẽ không tiếp tục gắng sức học nữa, bởi vì họ biết rằng mình sẽ hoàn thành công việc tốt hơn sau khi nghỉ ngơi đủ.

3. KHÔNG GIAN HỌC

Học sinh Hiện Đại có tư duy sâu rộng hơn về không gian và thời gian học. Học sinh Cổ Điển chỉ nắm chắc những vị trí cố định thích hợp cho việc học, điều này hạn chế việc học của họ khi gặp phải điều kiện bất lợi.


Cổ ĐiểnHiện Đại
Mô tảLuôn học ở một số địa điểm nhất địnhThoải mái trong việc lựa chọn địa điểm và tình huống học tập
Ví dụThư ViệnQuán CafePhòng họcXếp hàng chờ Giữa những hoạt động khácNgồi trên xe ô tô, xe buýt, tàu điện ngầmKhi đi trên đường/Lái xe/Nấu ăn (Nghe podcast)

Bằng cách chủ động hơn khi học mọi lúc tại những nơi khác nhau, học sinh Hiện Đại cho phép bản thân linh hoạt trong việc học, đây là một phương pháp đã được chứng minh trong việc lưu trữ thông tin trong trí óc. Nó cũng giảm thiểu rào chắn ngăn cản việc học, tạo nên khó khăn trong việc kiếm cớ thoái thác chuyện học hành.

HỌC MỌI LÚC MỌI NƠI

Microsoft One Note là một ứng dụng dùng để ghi chú mà tôi yêu thích. Nó miễn phí và có thể sử dụng được trên điện thoại di động, laptop hay tablet. Nhờ nó, bạn không cần phải cầm theo sổ ghi chú và tập vở khắp nơi. Bạn có thể sử dụng nó trên smartphone mọi lúc mọi nơi.

Dưới đây là nhiều cách giúp thói quen học tập của bạn trở nên linh động hơn:

  • Nghe podcast trên iPod hay smartphone
  • Cho vào túi hoặc ví của bạn một tờ ghi chú
  • Bỏ vào ví bản photo những trang chủ chốt trong vở ghi chép của bạn
  • Tìm kiếm những thắc mắc, câu hỏi mà bạn chưa có lời giải đáp trên internet

 4. THỜI GIAN HỌC

Người có hiệu suất làm việc cao luôn đảm bảo làm việc và học tập trong những khoảng thời gian hiệu quả nhất trong ngày. Nếu bạn thống kê lịch làm việc của những doanh nhân nổi tiếng và các học giả, bạn sẽ thấy tỉ lệ dậy sớm rất cao và họ hoàn thành hầu hết công việc của mình trước giờ ăn trưa. Bởi vì họ nhận thấy được họ có thể giải quyết nhiều công việc hơn trong 1 tiếng với trạng thái tràn đầy năng lượng hơn là vất vả trong 3 tiếng đồng hồ dưới tình trạng uể oải. Họ cũng hiểu được rằng có những khoảng thời gian nhất định trong ngày có rất nhiều kích thích và họ cố ý tránh những thời điểm đó. Lấy ví dụ, trong khoảng giữa 18 giờ và 23 giờ, bạn bè của bạn thường hay hoạt động trên mạng xã hội, họ có thể muốn liên lạc với bạn và những chương trình TV nổi tiếng thường phát sóng vào khung giờ này.


Cổ ĐiểnHiện Đại
Mô tảPhần lớn học vào buổi chiềuThường học vào lúc sáng sớm, tối muộn hoặc vào thời gian rảnh
Ví dụSau giờ học trên trườngSau khi chơi game và xem TVSau khi hoàn thành xong những bài tập khácSau khi ănSáng sớmTrước bữa ănNgay sau buổi họcTrước khi ngủ

Điều này không có nghĩa là khoảng thời gian tốt nhất để học tập là vào sáng sớm. Nó còn phụ thuộc vào phong cách sinh hoạt, lịch trình hay tính cách của bạn. Hãy nghĩ thử xem vào khoảng thời gian nào bạn tràn đầy năng lượng và ít bị làm phân tâm nhất. Nếu bạn có thói quen học ngay sau 6 tiếng học trên lớp, sau 2 tiếng tập thể thao và sau 2 giờ chơi game, bạn đang hủy hoại năng suất làm việc của mình.

­­­­­­THỜI GIAN GHI NHỚ TỐI ƯU

  • Sáng sớm – Bạn dễ dàng ghi nhớ hơn vào sáng sớm, bởi vì lúc này tâm trí của bạn vẫn chưa bị lấp đầy bởi tất cả những thông tin làm bạn căng thẳng được tích trữ trong cả ngày dài.
  • Đêm khuya – Thông tin được tổng hợp ngay trước khi ngủ có khả năng in hằn lâu dài trong trí nhớ của bạn.   
  • Ngay sau giờ lên lớp – Xem lại tài liệu học trong một khoảng thời gian ngắn trước khi củng cố nội dung trong đầu bạn. Đây cũng là thời gian tốt nhất để xem, nó giúp bạn không phải vật lộn với việc ôn tập những bài học bạn có thể đã quên mất.  

5. LỊCH HỌC

Học sinh Hiện Đại tự giác hiểu được Hiệu Ứng Dãn Thời Gian – Khái niệm cho thấy việc học lặp đi lặp lại trong một quãng thời gian dài giúp ghi nhớ bài học tốt hơn là học chuyên sâu trong một khoảng thời gian ngắn. 


Cổ ĐiểnHiện Đại
Mô tảHọc kĩ trên tài liệu 1 lần, sau đó ôn tập khi cần thiết (chuẩn bị cho bài kiểm tra).Xem sơ lược tài liệu, sau đó ôn tập định kỳ.
Ví dụNgày 1: Học hết 1 chương mới và hoàn thành câu hỏi ôn tập chương – 90 phútNgày 7: Ôn tập chương đó trước khi kiểm tra – 30 phútNgày 1: Xem sơ lược chương – 30 phútNgày 3: Ôn lại và hoàn thành câu hỏi ôn tập chương – 60 phútNgày 5: Ôn tập những phần quan trọng – 15 phútNgày 7: Tổng ôn – 15 phút

Cả 2 kiểu học sinh sẽ học 120 phút trong suốt chu trình dài 7 ngày, song, học sinh Hiện Đại sẽ nắm rõ bài học hơn sau khi quá trình này kết thúc.

6. NHỮNG THÔNG TIN ƯU TIÊN

Học sinh Hiện Đại ý thức được rằng, dành nhiều thời gian hơn cho những nội dung khó có ích hơn là xem lại những khái niệm đơn giản. Có vẻ đây là điều hiển nhiên, tuy nhiên việc gạt bỏ những thông tin không cần thiết ra khỏi bài học nghe thì dễ hơn làm.


Cổ Điển Hiện Đại
Mô tảHọc theo giờPhân chia thời gian dựa theo mức độ quan trọng và hiệu quả
Ví dụÔn tập toàn bộ tài liệu theo thứ tự được ghi chép Bỏ qua những câu hỏi và phần đã hiểu rõNhận biết được những lổ hổng kiến thức và dùng nhiều thời gian để ôn tập lại

ÔN TẬP CHO BÀI KIỂM TRA

Giả sử bạn muốn xem lại tài liệu khóa học để chuẩn bị cho một bài kiểm tra, một học sinh Cổ Điển sẽ xem lại tất cả những ghi chú của họ, từ bài đầu đến bài cuối. Tuy vậy, một học sinh Hiện Đại có thể bỏ qua một nửa câu hỏi ôn tập, họ không muốn tốn thời gian của bản thân vìnhững câu hỏi ấy chỉ ở mức độ cơ bản, họ sẽ chú tâm vào những câu khó và quan trọng nhất.

7. LÀM NHIỀU BÀI TẬP CÙNG LÚC

Học sinh Hiện Đại chỉ làm một việc một lần. Họ sẽ không ôm đồm nhiều bài học cùng lúc, bởi vì họ biết nó sẽ làm giảm hiệu suất học tập cũng như khả năng ghi nhớ. Sự thật là họ chủ động giảm thiểu những âm thanh gây xao nhãng (VD: Âm báo tin nhắn Facebook) bằng cách đưa ra các biện pháp quyết liệt như tạm thời chặn các trang web gây mất tập trung.


Cổ ĐiểnHiện Đại
Mô tảThường xuyên chuyển đổi giữa các bài tậpMột lúc chỉ làm 1 công việc duy nhất và không bị phân tâm bởi những việc khác
Ví dụ10 phút học 5 phút lướt Facebook10 phút học5 phút kiểm tra emailHọc liên tục trong vòng 25 phút

Dưới đây là những lý do tại sao làm nhiều việc cùng lúc gây mất hiệu quả:

  • Sự tập trung – Bạn có thể tin rằng bạn có thể làm tốt được đồng thời 2 việc, nhưng đời không như là mơ. Nhiều người tin rằng họ có thể nhắn tin và lái xe một cách an toàn, nhưng theo thống kê nhắn tin cùng lúc với lái xe nguy hiểm hơn lái xe khi đang say rượu.
  • Mất thời gian thiết lập – Mỗi lúc chuyển từ bài này sang bài khác, bạn phải thiết lập lại trạng thái của mình cho môn học đó (VD: Tìm lại vị trí bạn đã đánh dấu trong sách và nhớ lại những gì bạn vừa học)
  • Năng lượng – Việc chuyển đổi từ bài này sang bài khác sẽ làm ngắt quãng mạch tư duy và năng lượng của bạn.
  • Tốc độ – Khả năng xử lý những thông tin quan trọng của bạn bị giảm sút do những gián đoạn liên tiếp.
  • Căng thẳng – Nhiều vấn đề hỗn độn trong đầu cùng lúc sẽ gây cho bạn cảm giác bất an.

Nguồn: Ybox

Chủ đề liên quan
Xem thêm
Back to top button
Close