Nhiếp ảnhNhiếp ảnh du lịchNhiếp ảnh thương mại

Những điểm cơ bản về ống kính #6: Ống kính góc rộng

Ống kính góc rộng có thể chụp được khu vực cảnh rất rộng, cũng như tạo ra ảnh có hiệu ứng phối cảnh mạnh. Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của ống kính góc rộng và chọn ra một số kỹ thuật để nắm vững cách sử dụng chúng.

Những đặc điểm của ống kính góc rộng

1. Có thể chụp được một thị trường rộng đáng kinh ngạc
2. Có thể được sử dụng để nhấn mạnh phối cảnh
3. Làm méo vùng ngoại biên của ảnh
4. Dễ dàng có được nét sâu


Ống kính góc rộng nói chung là các ống kính có độ dài tiêu cự tương đương phim 35mm là 35mm trở xuống. Độ dài tiêu cự càng ngắn, góc xem càng rộng. Trên thực tế, ống kính góc rộng có thể chụp được phần cảnh rộng hơn so với mắt người.

Vì ống kính góc rộng cũng nhấn mạnh phối cảnh, những vật thể ở gần sẽ có vẻ lớn hơn và những vật ở xa sẽ có vẻ nhỏ hơn trong ảnh có được. Đây là một phần của sự quyến rũ của ống kính góc rộng, nhưng đồng thời, nó có thể dẫn đến hiện tượng méo không mong muốn trong ảnh tùy vào đối tượng. Hiệu ứng méo xuất hiện mạnh ở rìa ảnh, do đó bạn có thể muốn đặt đối tượng ở giữa khung hình nếu bạn không muốn chúng bị méo.

Ống kính góc rộng cũng có độ sâu trường ảnh lớn, giúp dễ có nét sâu và tạo ra ảnh trong đó toàn bộ ảnh đều đúng nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Góc rộng này cũng có nghĩa là nó có khả năng chống rung máy tương đối, và do đó rất thích hợp với chụp ảnh đại cảnh, những căn phòng hẹp, những con đường và tòa nhà.

Các loại ống kính góc rộng chính

Ống kính L dành cho máy ảnh full-frame

EF16-35mm f/2.8L III USM
EF16-35mm f/2.8LIII USM
EF35mm f/1.4L II USM
EF35mm f/1.4LII USM

Ống kính IS dành cho máy ảnh full-frame

EF24mm f/2.8 IS USM
EF24mm f/2.8ISUSM
EF35mm f/2 IS USM
EF35mm f/2ISUSM

Ống kính EF-S/EF-M

EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM
EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM
EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM
EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM

Các ống kính góc rộng của Canon có thể được chia thành 3 loại chính:

  1. Ống kính L để sử dụng với máy ảnh full-frame
  2. Ống kính IS để sử dụng với máy ảnh full-frame
  3. Ống kính EF-S/EF-M

Ống kính L là các ống kính cao cấp và có xu hướng có kích thước lớn hơn, với chất lượng cao được phản ánh trong giá cả.
Các ống kính có hệ thống IS (ổn định hình ảnh tích hợp) chủ yếu là các ống kính một tiêu cự, và có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều so với ống kính L.
Ống kính EF-S/EF-M là các ống kính dành riêng lần lượt cho máy ảnh APS-C DSLR và máy ảnh EOS-M, và nhiều ống kính trong số đó có kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ.

Độ dài tiêu cự góc rộng

Các ống kính góc rộng có độ dài tiêu cự dưới 20mm ở mức tương đương phim 35mm được xem là ống kính góc cực rộng. Độ dài tiêu cự càng ngắn, góc xem càng rộng, và hiệu ứng phối cảnh càng mạnh.

Các kỹ thuật sử dụng ống kính góc rộng khéo léo

1. Di chuyển đến gần đối tượng hơn để tối đa hóa hiệu ứng phối cảnh
Như được trình bày trong Những điểm cơ bản về ống kính #5: Phối cảnh, hiệu ứng phối cảnh mạnh hoặc yếu là phụ thuộc vào khoảng cách chụp, có nghĩa là khoảng cách từ đối tượng đến máy ảnh. Các ví dụ bên dưới được chụp với cùng một độ dài tiêu cự (16mm). Tuy nhiên, trong ảnh được chụp ở gần đối tượng hơn (phải), đối tượng ở tiền cảnh của ảnh có vẻ lớn hơn và mang lại ấn tượng mạnh hơn cho ảnh. Điều này củng cố khái niệm là máy ảnh càng gần đối tượng, hiệu ứng phối cảnh càng mạnh.

Hiệu ứng phối cảnh sẽ yếu hơn khi cách xa đối tượng hơn

Chụp bằng ống kính góc rộng (hiệu ứng phối cảnh yếu)
EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/4.0, 1/200 giây, EV-1,0)/ ISO 100/ WB: Manual

Di chuyển đến gần đối tượng hơn sẽ làm tăng hiệu ứng phối cảnh

Chụp bằng ống kính góc rộng (hiệu ứng phối cảnh mạnh)
EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/4.0, 1/200 giây, EV-1,0)/ ISO 100/ WB: Manual

2. Khi chụp chân dung, hãy đặt đối tượng của bạn vào giữa khung hình

Khi chụp chân dung, hãy thật cẩn thận với hiện tượng méo gây ra bởi quang sai dễ xuất hiện trên các ống kính góc rộng. Các ví dụ bên dưới được chụp ở cùng một độ dài tiêu cự (17mm). Tuy nhiên, trong ảnh bên trái, có đối tượng được đặt ở một bên của khung hình, khuôn mặt của đối tượng bị méo vì các hiện tượng quang sai nói trên. Hiện tượng méo như thế ở gần rìa ảnh hơn trở nên dễ nhận ra hơn. Đây là lý do tại sao tốt nhất nên đặt đối tượng người ở giữa ảnh khi bạn chụp với một ống kính góc rộng.

Hiện tượng méo khuôn mặt về phía rìa ảnh

Chân dung góc rộng - Hiện tượng méo khuôn mặt
EOS 6D/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 17mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/500 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Daylight

Không méo khi đặt ở giữa ảnh

Chân dung góc rộng - Không méo khuôn mặt
EOS 6D/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 17mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/400 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Daylight

Sử dụng ống kính góc rộng đối với các cảnh này

Chụp ảnh lớn một căn phòng hẹp bằng ống kính góc rộng
EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/40 giây, EV-1,3)/ ISO 4000/ WB: Auto

Trong các môi trường hẹp trong nhà ở đó bạn muốn chụp lại một thị trường rộng
Sử dụng ống kính góc rộng để chụp cảnh rộng của một môi trường hẹp trong nhà. Để tạo thêm ảo giác về chiều rộng và sự rộng lớn, hãy cầm máy ảnh nghiêng lên ở một vị trí thấp và góc thấp.

Các tòa nhà được chụp có vẻ cao hơn bằng ống kính góc rộng
EOS 6D/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 17mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/100 giây, EV+1)/ ISO 100/ WB: Daylight

Để làm cho các tòa nhà có vẻ cao hơn
Góc xem rộng của ống kính góc rộng cũng hoàn hảo để làm cho các tòa nhà có vẻ cao hơn. Di chuyển đến gần tường của tòa nhà hơn và nhắm máy ảnh hướng lên để làm nổi bật hiệu ứng phối cảnh. Để tăng thêm hiệu ứng này, hãy lập bố cục dùng hướng thẳng đứng.

Tham khảo: Snapshot.canon-asia

Chủ đề liên quan
Xem thêm
Back to top button
Close