Nhiếp ảnhNhiếp ảnh du lịchNhiếp ảnh thương mại

Những điểm cơ bản về ống kính #9: Ống kính khẩu độ lớn

Với số f nhỏ, ống kính khẩu độ lớn không chỉ giúp cho bạn có thể có được hiệu ứng nhòe hậu cảnh mượt mà, chúng còn có một số lợi thế khác. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm.

Đặc điểm của ống kính khẩu độ lớn

1. Khẩu độ tối đa lớn giúp cho bạn dễ có được hiệu ứng bokeh (nhòe hậu cảnh) mờ mịn.
2. Chúng cho phép bạn chụp với tốc độ cửa trập cao ngay cả ở điều kiện thiếu sáng-có hiệu quả tránh rung máy.
3. Độ sâu trường ảnh cực nông cần nhiều công sức hơn để đảm bảo lấy nét chính xác.
4. Chúng mang lại cho bạn khả năng quan sát sáng hơn, rõ hơn khi bạn sử dụng khung ngắm quang.

Ống kính khẩu độ lớn cũng được gọi là ống kính đường kính lớn vì chúng có “độ mở” có kích thước tương đối lớn, cho phép ánh sáng đi vào ống kính. Độ mở càng lớn mang lại cho ống kính khẩu độ tối đa lớn (số f nhỏ), và đó là lý do tại sao các ống kính như thế thường được gọi là ống kính “sáng”. Nói chung chúng có khẩu độ tối đa với số f là f/2.8 hoặc nhỏ hơn, mặc dù trên ống kính zoom có khẩu độ khả biến, khẩu độ tối đa này phụ thuộc vào độ dài tiêu cự được sử dụng. Khẩu độ tối đa càng lớn, càng dễ có được hiệu ứng nhòe hậu cảnh nổi bật.

Lượng ánh sáng lớn có thể đi vào ống kính và chạm đến cảm biến hình ảnh vì có khẩu độ lớn có nghĩa là có thể duy trì một tốc độ cửa trập cao ngay cả ở điều kiện thiếu sáng, chẳng hạn như khi chụp trong nhà, vào ban đêm, hoặc ở điều kiện thiếu sáng. Điều này giúp tránh rung máy, ngay cả khi chụp cầm tay.

Tuy nhiên, ống kính khẩu độ lớn cũng có độ sâu trường ảnh cực nông, làm cho khó có thể lấy nét chính xác. Với một số cảnh, chụp ở chế độ Live View dùng màn hình phóng đại và lấy nét thủ công (MF) có thể là hiệu quả hơn.

Trên các máy ảnh sử dụng khung ngắm quang, chẳng hạn như EOS 77D và EOS 800D, ống kính khẩu độ lớn mang lại một lợi thế khác—chúng cho phép nhiều ánh sáng hơn đi vào khung ngắm quang, dẫn đến khả năng quan sát rõ hơn, sáng hơn. Điều này là rất có ích khi lấy nét và lập bố cục ảnh ở điều kiện thiếu sáng.

Các loại ống kính khẩu độ lớn

Ống kính IS dành cho máy ảnh full-frame

EF35mm f/2 IS USM
EF35mm f/2 ISUSM
EF85mm f/1.4L IS USM
EF85mm f/1.4L ISUSM

Ống kính không có IS dành cho máy ảnh full-frame

EF35mm f/1.4L II USM
EF35mm f/1.4L II USM
EF50mm f/1.8 STM
EF50mm f/1.8 STM
EF24-70mm f/2.8L II USM
EF24-70mm f/2.8L II USM

Ống kính EF-S/EF-M

EF-S17-55mm f/2.8 IS USM
EF-S17-55mm f/2.8 IS USM
EF-M22mm f/2 STM
EF-M22mm f/2 STM

Các ống kính khẩu độ lớn của Canon có thể được chia thành 3 loại:

Ống kính IS dành cho máy ảnh full-frame có cơ chế ổn định hình ảnh (IS) tích hợp, giúp cho chúng trở nên hiệu quả hơn nữa khi chụp ở điều kiện thiếu sáng, và cũng hiệu quả khi chụp cầm tay.

Ống kính không có IS dành cho máy ảnh full-frame có hiệu quả hơn ở các cảnh thiếu sáng so với các ống kính “tối hơn” có khẩu độ tối đa nhỏ hơn.

Ống kính EF-S/EF-M được chế tạo để sử dụng lần lượt với máy ảnh DSLR có cảm biến APS-C và ống kính mirrorless EOS M-series, và có thể tạo ra hiệu ứng bokeh mờ mịn.

Có các ống kính khẩu độ lớn là ống kính một tiêu cự, và các ống kính zoom.

Yếu tố gì làm cho một ống kính có “khẩu độ lớn”?

phạm vi số f của ống kính có khẩu độ lớn

Nói chung, một ống kính có thể được xem là “ống kính khẩu độ lớn” nếu số f nhỏ nhất (khẩu độ tối đa) của nó là f/2.8 trở xuống. Sử dụng khẩu độ tối đa này cho phép bạn có được hiệu ứng mất nét (bokeh) mạnh và tốc độ cửa trập cao ở điều kiện thiếu sáng hoặc tối, bên cạnh những lợi thế khác.

Các kỹ thuật để sử dụng ống kính khẩu độ lớn hiệu quả nhất

1. Sử dụng số f nhỏ để tạo ra vòng tròn bokeh đẹp

Ống kính khẩu độ lớn sử dụng khẩu tròn, giúp cho bạn có thể tạo ra những vòng tròn bokeh đằng sau đối tượng. Số f càng nhỏ mang lại cho bạn những vòng tròn bokeh càng lớn.

F/1.8

Hiệu ứng bokeh lớn hơn ở f/1.8
EOS 6D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/1,8, 1/4 giây, EV-0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight

F/5.6

Hiệu ứng bokeh nhỏ hơn ở f/5.6
EOS 6D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/5,6, 2,5 giây, EV-0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight

2. Sử dụng chế độ Aperture-Priority AE để kiểm soát kích thước của nhòe hậu cảnh

Nếu bạn muốn sử dụng hiệu ứng bokeh (nhòe hậu cảnh) trong bố cục, hãy sử dụng chế độ Aperture-priority AE và cài đặt thiết lập khẩu độ bạn thích. Nếu bạn sử dụng chế độ Program AE, máy ảnh sẽ tự động cài đặt số f, số f này sẽ không nhất thiết phải là khẩu độ tối đa.

Program AE (F/3.5, 1/60 Giây)

Chế độ Program AE, f/3.5
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM / FL: 50mm/ Program AE(f/3.5, 1/60 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Daylight

Aperture-Priority AE(F/1.4, 1/250 Giây)

Aperture-priority AE, f/1.4
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE(f/1.4, 1/250 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Daylight

Ống kính khẩu độ lớn hoạt động hiệu quả nhất ở các cảnh này!

Chụp ảnh thức ăn, hiệu ứng bokeh hậu cảnh
EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.2L USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE(f/2, 1/50 giây, EV+0,7)/ ISO 640/ WB: Auto

Khi bạn muốn cô lập đối tượng chính
Với ống kính khẩu độ lớn, bạn có thể tạo ra hiệu ứng nhòe hậu cảnh lớn ngay cả khi đối tượng chính chỉ cách hậu cảnh một quãng ngắn. Điều này rất hiệu quả khi bạn muốn làm cho một vật thể cụ thể nổi bật trong ảnh có một số yếu tố. Bạn có thể thấy mình sử dụng kỹ thuật này rất thường xuyên khi chụp ảnh thức ăn, những đồ vật xung quanh, hoặc thậm chí là chân dung!

Cảnh đêm cầm tay
EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.2L II USM/ FL: 85mm/ Aperture-priority AE(f/1.2, 1/100 giây)/ ISO 500/ WB: Auto

Khi bạn muốn chụp ảnh cầm tay vào ban đêm
Khi có rất ít ánh sáng, bạn thường cần phải phơi sáng ảnh lâu hơn một chút để chúng không bị quá tối. Làm như thế sẽ làm tăng xác suất rung máy, đây là tình trạng mà các nhiếp ảnh gia thường cố phòng tránh bằng cách sử dụng chân máy. Tuy nhiên, với ống kính khẩu độ lớn với khẩu độ tối đa lớn, nhiều ánh sáng hơn có thể đi vào ống kính và máy ảnh. Điều này cho phép bạn chụp cầm tay ngay cả vào ban đêm, mà không phải tăng độ nhạy sáng ISO để bù.

Tham khảo: Snapshot.canon-asia

Chủ đề liên quan
Xem thêm
Back to top button
Close