Giới trẻKhácXu hướng

Tìm việc trong ngành thiết kế sau khi tốt nghiệp và những điều cấm kị

Khoảng 98% những người gửi email hỏi về cơ hội làm việc chưa bao giờ phản hồi lại hoặc nói cảm ơn nếu được phía nhân sự trả lời rằng không có công việc nào hiện tại và chúc họ thành công. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thể hiện sự trân trọng với thời gian của người khác bằng cách nói cảm ơn (chỉ tốn 2 giây thôi), bạn có thể khiến phía nhân sự lưu lại thông tin của mình hoặc liên hệ để giới thiệu với mạng lưới kết nối của họ.

Cột mốc tốt nghiệp luôn đem lại nhiều cảm xúc. Phần lớn là niềm vui và sự hào hứng khi chuẩn bị bước vào thế giới của công việc, đồng thời cũng có chút ít dự tính về những gì sắp xảy ra và có lẽ là một thoáng buồn bã khi nói lời tạm biệt để chuyển sang chương mới của cuộc đời mình.

Tuy nhiên nếu bạn chuẩn bị tốt nghiệp trong thời gian xảy ra đại dịch trên toàn thế giới, những cảm xúc này sẽ có phần nặng nề hơn bởi việc làm sẽ không hiện hữu nhiều và nền kinh tế thì đang phải gồng mình trước sức nặng của COVID-19. Điều này nghe có vẻ hơi giống như “ngày tận thế”, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng. Chúng tôi khởi động trang Creative Boom sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, và thậm chí trong khoảng thời gian vô cùng khó khăn ấy, những sinh viên tốt nghiệp đều tìm được cách để sống sót và dần dần tìm được việc làm. Họ rèn giũa sự nghiệp mình bằng cách làm việc freelance hoặc bắt đầu các dự án phụ – tất cả bây giờ đều đã ngoài 30 và vẫn đang sống tốt.

Tuy vậy chúng ta không thể nào coi mọi thứ đều lạc quan. Dù cơ hội vẫn hiện hữu nhưng bạn vẫn sẽ tham gia vào thị trường việc làm đầy cạnh tranh. Cách tiếp cận nhà tuyển dụng và các liên hệ tiềm năng có thể quyết định tương lai, vì thế chúng tôi đã thảo luận với nhiều nhà sáng tạo và người đứng đầu agency để chia sẻ bí quyết của họ cho đối tượng tìm kiếm việc làm về cách tạo dựng sự nổi bật và thu hút chú ý cũng như những điều mà bạn nên tránh.

Nhúng tay vào sớm

Ai nói là bạn phải bắt đầu nộp đơn tìm việc sau khi tốt nghiệp? Lúc này có thể là quá trễ đối với các bạn vừa mới tốt nghiệp, tuy nhiên bất kì ai chuẩn bị bước vào năm cuối trong tháng 9 cần chú ý!

“Lời khuyên tốt nhất mà tôi có được từ trường đại học của mình là bắt đầu nộp đơn tìm việc ngay khi bước vào năm cuối, tôi đã nộp đơn tìm việc vào tháng 12 và bắt đầu công việc sau khi tốt nghiệp. Đừng bắt đầu nộp đơn trong lúc cuộc thi đang trong tình hình căng thẳng nhất.”

Gracie McFarlane, nhà thiết kế và minh họa ở Liverpool chia sẻ.

Hãy thể hiện rõ bản thân và tùy chỉnh đơn tìm việc đối với từng agency

Theo giám đốc sáng tạo Tom Heaton chia sẻ, “Nếu gửi một email theo mẫu có sẵn thì bạn sẽ nhận lại phản hồi theo mẫu có sẵn. Hãy khiến nó trở nên chân thật và khơi gợi thảo luận trao đổi. Có thể lâu hơn khoảng 10 lần nhưng bạn sẽ nhận được phản hồi nhiều gấp 10 lần.”

Đừng chỉ gửi một email chung chung và hi vọng người ta sẽ phản hồi lại. Hãy cá nhân hóa, tìm hiểu và điều chỉnh đơn nộp theo từng vị trí việc làm. Tìm ra tên của người đứng đầu agency hoặc người chịu trách nhiệm tuyển dụng. “Hãy hoàn thành tốt 10 đơn nộp và khẳng định bản thân thay vì gửi 100 đơn tìm việc chung chung,” Phil Cookson, nhà sáng lập tổ chức tuyển dụng chuyên viên, Creative Resource.

“Hãy cho thấy sự quan tâm đối với công ty mà bạn muốn làm việc và thể hiện nó trong cover letter và buổi phỏng vấn,” Jantine, nhà thiết kế và minh họa tại Rotterdam, chia sẻ. “Hãy kể tên vài dự án của họ và nói về những điểm mà bạn thích thú cũng như đóng góp mà bạn có thể mang lại cho các dự án tương tự.”

Và nếu thông điệp chưa rõ ràng, Stuart O’Donnell, người đồng sáng lập của Boardwalk Studio ở Manchester bổ sung thêm: “Tôi nhận được rất nhiều email từ những người tìm việc và sẽ tự động xóa thư nếu họ không cá nhân hóa nó. Việc tìm hiểu doanh nghiệp và sản phẩm của chúng tôi sẽ rất hữu ích. Tôi khuyên rằng bạn nên thể hiện sự kiên trì một cách lịch thiệp nhất và luôn cố gắng để nổi bật.”

Phô bày cá tính nhưng đừng quá nhiều

Hãy nhớ rằng, doanh nghiệp luôn xoay quanh con người, vì thế đừng e ngại tiết lộ một vài nét cá tính của mình. “Hãy cho thấy ‘cái tôi’ nhiều hơn là những bản hồ sơ năng lực,” Mark Leary chia sẻ. “Rất nhiều người có kĩ năng nhưng rất ít tính cá nhân khiến tôi muốn hợp tác khi thời gian lại quá eo hẹp.”

Đồng thời hãy là chính mình, theo lời khuyên của nhà thiết kế chuyển động Caroline Le: “Mọi người muốn biết được bạn là ai. Hãy chân thật và sẵn sàng giúp đỡ, đồng thời thể hiện sự khiêm tốn và học hỏi sau mỗi trải nghiệm. Hãy là một người lắng nghe tốt và thu thập mọi kiến thức có thể từ đồng nghiệp và người hướng dẫn.”

Tuy nhiên đừng đi quá xa mà hãy luôn giữ vững tính chuyên nghiệp. Ví dụ, “Tôi từng nhận tấm danh thiếp từ một sinh viên mới tốt nghiệp và địa chỉ email là ‘Jizzmonkey (at) hotmail.com’. Đây không phải là một cách bắt đầu liên lạc chuyên nghiệp,” Jamie Ellul, nhà thiết kế và giám đốc sáng tạo tại Supple Studio tại Bath, chia sẻ. Có thể hơi mắc cười nhưng đó là một trong những điều cần tránh.

Khi cái ao quá nhỏ, hãy cẩn thận với từng bước đi

Hãy cẩn thận khi chọn cách tiếp cận agency bởi họ sẽ ghi nhớ và bàn luận. Một người đứng đầu agency trong thành phố sẽ có khả năng biết thêm nhiều người nữa. Vì vậy bạn cần ghi nhớ điều này khi gửi email hoặc gọi cho nhà tuyển dụng tiềm năng.

“Khả năng cao là bạn chưa sẵn sàng,” Mark Diamond, giám đốc sáng tạo và nhà văn người Scotland tại Ireland. “Vì thế khi bị từ chối lần đầu, đừng phá vỡ liên hệ! Tôi thường chú tâm đến những nhà thiết kế mới vào nghề nhưng cho thấy tiềm năng lớn và thuê họ làm việc dựa trên tính chuyên nghiệp và phản ứng từ họ.”

Nói lời cảm ơn và trân trọng thời gian của người khác

Khoảng 98% những người gửi email cho tôi hỏi về cơ hội làm việc chưa bao giờ phản hồi lại hoặc nói lời cảm ơn sau khi tôi trả lời rằng không có công việc nào hiện tại và chỉ chúc họ thành công.

Đối với những người giỏi thật sự và thể hiện sự trân trọng, tôi muốn gửi lời cảm ơn từ tận đáy lòng. Cảm ơn vì đã hiểu rằng tôi rất bận rộn và luôn trân trọng thời gian của tôi. Điều này luôn được ghi trong đầu tôi. Và bằng cách nói cảm ơn (chỉ tốn 2 giây thôi), bạn có thể khiến tôi liên hệ để giới thiệu với những người trong mạng lưới kết nối của mình.

Danielle Molyneux, nhà sáng lập của Studio Dotto tại Manchester, chia sẻ: “Hãy tìm hiểu trước khi liên hệ, chia sẻ cụ thể lý do mà bạn liên hệ với họ. Việc hỏi lời khuyên và nhờ giúp đỡ là bình thường nhưng bạn cần hiểu rằng không phải ai cũng có thời gian. Đó không phải là vấn đề cá nhân. Hãy luôn theo dõi, trân trọng thời gian của mọi người và nói lời cảm ơn. Chúc bạn may mắn!

Chỉ thêm vào các tác phẩm mà bạn muốn thực hiện vào hồ sơ năng lực

“Hãy tùy chỉnh hồ sơ năng lực theo thương hiệu mà bạn muốn làm việc,” nhà thiết kế Ben Gilchrist, trưởng phòng thiết kế tại Freehouse và nhà sáng lập của Typespire. “Nếu phong cách của bạn giống như Adidas thì rất khó để có được việc làm tại Harrods. Tình huống tương tự sẽ diễn ra nếu 75% hồ sơ năng lực của bạn là về các dự án in ấn, bạn sẽ khó có được vị trí nhà thiết kế số. Tôi nghĩ rằng phân tích hồ sơ năng lực thường hay bị bỏ qua lúc tốt nghiệp.

Chuyên viên sáng tạo và tiếp thị số Stephen Voisey nói rằng hồ sơ năng lực cũng cần có sự nổi bật: “Nhà thiết kế cần quảng bá hình ảnh của chính mình, và trong thời hiện đại, điều này có nghĩa là thu hút sự chú ý của mọi người. Thiết kế của bạn cần khiến những nhà tuyển dụng tiềm năng cảm thấy tò mò và hứng thú để tìm hiểu thêm. Hãy gửi một newsletter để xem tác phẩm mới nhất của bạn và tính bước đi đường dài.”

Khi nói đến việc chia sẻ tác phẩm của bạn trong lúc phỏng vấn? “Đơn giản thôi,” Ross G Palmer chia sẻ, “hãy nắm rõ hồ sơ năng lực của mình! Đừng thêm vào tác phẩm mà không biết nói gì về nó. Hãy coi nó như một màn pitch và quảng bá nó. Cố gắng trung thực về sự tham gia của mình nếu đó là dự án làm nhóm.”

Không chỉ đơn giản là nộp đơn ứng tuyển

“Thay vì chỉ nộp đơn ứng tuyển (hơi giống mua vé số một chút), hãy cố gắng khơi gợi hứng thú,” nhà thiết kế đồ họa Greg Bunbury tại Luân Đôn chia sẻ. “Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách xây dựng quyền lực, nội dung và các dự án cá nhân – hãy là một nhà khởi nghiệp thiết kế, cho họ thấy điều quan trọng với bạn là gì. Nếu bạn tạo dựng được điều này, họ sẽ tìm đến bạn.”

“Một chiến lược hiệu quả là bắt đầu bàn luận và hỏi lấy lời khuyên chứ không phải nhắm đến công việc,” nhà thiết kế và minh họa Iancu Barbarasa đưa lời khuyên. “Hầu hết mọi người đều thân thiện và sẽ đồng ý. Nếu thích tác phẩm của bạn, họ sẽ để tâm và liên hệ với bạn sau này hoặc giới thiệu bạn cho người khác. Đó là cách để bạn xây dựng mạng lưới kết nối tốt đẹp.”

Iancu có quan điểm đúng đắn; mọi chuyện sẽ không chỉ gói gọn trong hoạt động tìm việc, theo lời của Everyday Something: “Hãy nhờ người khác đưa lời khuyên và phản hồi về hồ sơ năng lực của mình, có thể là trong một buổi nói chuyện hoặc gặp mặt ăn uống. Khi bạn bắt đầu cuộc trò chuyện thì sẽ dễ dàng để studio coi bạn như một phần của nhóm trong tương lai.”

Xây dựng mạng lưới kết nối của mình

Việc tham gia vào cộng đồng sáng tạo địa phương, gặp gỡ người đứng đầu agency và kết bạn sẽ mang lại lợi ích cho bạn trong thời gian dài. Hãy trở thành một cá nhân mà mọi người biết đến và cảm thấy thích, giúp đỡ người khác nếu có thể. Điều này cũng tương tự như bất kì điều gì trong cuộc sống này: Một chút “cho đi và nhận lại” có thể tạo nên sự khác biệt.

Việc xây dựng mạng lưới kết nối sẽ mang lại nhiều lợi ích bởi nó thật sự hiệu quả đối với nhà minh họa Vicky Scott: “Tôi đã gặp một khách hàng trong một cửa hàng quà tặng lưu trữ sản phẩm của mình. Gần một thập kỉ sau nó tạo nên một nguồn thu nhập to lớn. Tôi cũng gặp được nhân viên của mình thông qua một người bạn của họ trong một hội chợ đồ thủ công.”

Và “Nếu bạn là người da đen hay da màu,” Leyya Sattar của The Other Box, “bạn cần tìm các cộng đồng sáng tạo mà mình có thể tham gia. Từ kinh nghiệm cho thấy, việc thiếu đi sự đa dạng và quyền truy cập cơ hội có thể khiến bạn nản lòng và nghi ngờ vị trí mình đang có, tuy nhiên hãy cứ làm quen với điều đó và tiếp tục tìm kiếm kết nối mọi người.”

Với tư duy ấy, Leyya đã ra mắt Jobs Board, một phần của cộng đồng mà cô sinh sống và lớn lên, với 3500 thành viên. “Đó là nơi mà mọi người có thể tìm kiếm lời khuyên và hỗ trợ cũng như một không gian an toàn, cách xa những kì thị và bất công hằng ngày mà chúng ta phải đối mặt khi có xuất thân từ nhóm bên lề xã hội,” cô nói thêm.

Đừng từ bỏ

Bạn không tìm được nhiều công việc ngoài kia? Nhà thiết kế Robbie Kerr có lời khuyên vàng rằng: “Đừng chỉ chờ đợi vị trí làm việc xuất hiện. Hãy gửi thư cho studio mà bạn muốn làm việc, xây dựng nhiều liên hệ nhất có thể. Trong số 10 năm sự nghiệp của mình, tôi chưa bao giờ nộp đơn theo hình thức truyền thống. Hãy chủ động và cơ hội sẽ xuất hiện.”

Nếu bạn vẫn không có nhiều may mắn? “Agency và studio không phải là con đường duy nhất,” James Ashe, nghệ sĩ thị giác ở Belfast. “Hãy chuẩn bị tinh thần bởi không việc gì phải e ngại khi tìm việc bên ngoài lĩnh vực minh họa và thiết kế.”

Nguồn: Creative Boom

Chủ đề liên quan
Xem thêm
Back to top button
Close