Nhiếp ảnhNhiếp ảnh du lịchNhiếp ảnh thương mại

Khẩu độ f/8: Chụp chi tiết các tòa nhà và công trình

Nếu bạn muốn chụp ảnh các công trình lớn nằm ở một khoảng cách hơi xa, chẳng hạn như các nhà máy và các tòa nhà, chúng tôi khuyên dùng f/8. Ảnh bạn có được sẽ có ít vùng mất nét, với các chi tiết được khắc họa sắc nét trong toàn khung hình. Cũng nên lưu ý rằng f/8 là một lựa chọn hoàn hảo cho chụp ảnh phong cảnh tự nhiên và chụp ảnh đường phố.

f/8 đảm bảo các chi tiết cấu trúc được sắc nét—miễn là bạn không đứng ở quá xa.

Khi chụp ảnh đường phố, các tòa nhà và các nhà máy, mong muốn của bạn là khắc họa đường nét bê tông và kim loại một cách rõ ràng và sắc nét.  Ở thiết lập khẩu độ f/8, miễn là đối tượng của bạn không ở quá gần (ví dụ như, cách ống kính EF50mm f/1.8 STM và máy ảnh cảm biến APS-C ít nhất 8,25m*, khoảng tương đương với một tòa nhà bên kia một con đường có 2 làn), độ sâu trường ảnh ở f/8 sẽ đủ để đảm bảo ảnh sắc nét đến tận vô cực, và thậm chí có thể ghi lại chính xác đường nét của các khu vực bằng kim loại sao cho ảnh tổng thể trông sống động như thực tế.

*Được tính toán dựa trên một nửa khoảng cách vượt tiêu (hyperfocal). Khoảng cách vượt tiêu là khoảng cách lấy nét tối thiểu để có độ sâu trường ảnh tối đa và phụ thuộc vào thiết lập khẩu độ, kích thước cảm biến của máy ảnh và độ dài tiêu cự. Hãy thử sử dụng công cụ tính độ sâu trường ảnh (Phiên bản tiếng Anh) này để xem kết quả đối với một độ dài tiêu cự khác. Nói chung, khoảng cách vượt tiêu cũng làm tăng độ dài tiêu cự.

Hẹp quá có thể gây ra tác dụng ngược

Nếu đối tượng ở rất xa, việc khép khẩu quá f/8 sẽ không tạo ra nhiều khác biệt về độ sắc nét của ảnh. Thực ra, khép khẩu quá mức thậm chí còn có thể làm cho ảnh bị mất độ sắc nét do một hiện tượng được gọi là “nhiễu xạ”, trong đó sóng ánh sáng đi vào ống kính bị chắn bởi các lá khẩu và buộc phải cong lại, dẫn đến ảnh ít sắc nét hơn.

Nếu bạn thấy rằng độ sâu trường ảnh f/8 là không đủ lớn, bạn có thể khép khẩu thêm một chút, nhưng hãy thận trọng với những điều chỉnh của bạn. Hầu hết các nhiếp ảnh gia sẽ cố không vượt quá f/11 trừ phi có lý do chính đáng, chẳng hạn như nếu họ muốn tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao và chất lượng hình ảnh là ưu tiên thứ cấp. 

3 tấm ảnh bên dưới, được chụp lần lượt ở f/2, f/8, và f/22, cho thấy khẩu độ ảnh hưởng thế nào đến độ sắc nét.

f/2

f/2, 1/4 giây, ISO 800
Cận cảnh (f/2)

Ở f/2, các đường thẳng có vẻ bị nhòe (“mờ”) do độ sâu trường ảnh nông. Hiện tượng mất màu tím (viền tím) trong ảnh là dấu hiệu của sắc sai dạng trục, hiện tượng này có khả năng xuất hiện cao hơn trong các ảnh được chụp ở khẩu độ lớn hơn.

f/8

f/8, 4 giây, ISO 800
Cận cảnh (f/8)

Ở f/8, các đường thẳng xuất hiện sắc nét hơn và rõ hơn.

f/22

Nhà máy chụp ở f/22
f/22, 30 giây, ISO 800
Cận cảnh (f/22)

Ở f/22, có hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp từ ánh đèn. Tuy nhiên, những đường thẳng tỏ ra mờ do nhiễu xạ ở khẩu độ hẹp.

Kỹ thuật bổ sung: Tăng cảm giác kim loại bằng ‘White Balance -Tungsten Light’

Khi ánh sáng xung quanh đối tượng của bạn có đổ màu riêng, chẳng hạn như trong ví dụ trên cùng, cũng có thể thú vị khi nghịch các thiết lập Cân Bằng Trắng (WB). Thậm chí bạn có thể cuối cùng tạo ra được một tấm ảnh có một hiệu ứng hình ảnh khác biệt với cảnh thực tế. Đối với những ảnh chụp cảnh đêm như ảnh này, chúng tôi khuyên dùng thiết lập ‘Tungsten Light’. Thiết lập này tạo ra độ màu ngả xanh, biến cảnh đêm nhà máy có vẻ máy móc thành một cảnh có cảm giác siêu thực và lạnh.

Nhà máy với các tông màu ấm hơn
f/8, 13 giây, ISO 250

WB-Auto: Ảnh này phần nào có vẻ siêu thực, nhưng nó có vẻ độc đáo.

Nhà máy với các tông màu lạnh
f/8, 13 giây, ISO 250

WB-Tungsten Light: Cảm giác viễn tưởng. Độ màu này góp phần tạo ra không khí.

Bạn không chắc thay đổi thiết lập khẩu độ như thế nào? Nhấp vào đây để biết các hướng dẫn từng bước

Tham khảo: Snapshot.canon-asia

Chủ đề liên quan
Xem thêm
Back to top button
Close